Khả năng chiến đấu hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất đối với không quân của một quốc gia. Chúng phải thực hiện tốt các nhiệm vụ không vận chiến lược và chiến thuật, cảnh báo sớm và chỉ huy hay duy trì ưu thế trên không. Dựa vào các yếu tố này, National Interest đã chọn ra ba lực lượng không quân hùng mạnh nhất khu vực châu Á.
Không quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF)
Phản lực chiến đấu F-4 Phantom (trên) và Mitsubishi F-2 của Nhật Bản. Ảnh: JASDF
Ra đời vào năm 1954, không quân là một phần quan trọng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, quốc gia không được phép thành lập quân đội sau thất bại ở Thế chiến II. Sau nhiều thập niên, Tokyo liên tục đầu tư, phát triển lực lượng không quân, giúp nó sở hữu những mẫu chiến đấu cơ hàng đầu thế giới.
Hiện tại, JASDF đang sở hữu hơn 300 máy bay chiến đầu thế hệ thứ 4 và 4+, bao gồm chủ yếu là Boeing F-15 và Mitsubishi F-2 (phát triển từ máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ) cũng như được bổ sung những chiếc phản lực chiến đấu F-4 Phantoms già nua. JASDF cũng có một phi đội máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không cùng các phi cơ tiếp nhiên liệu. Ngoài ra, lực lượng này đang đàm phán để mua F-35, máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ.
Nhằm đảm bảo khả năng tác chiến hiệu quả, Nhật Bản thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với Mỹ và Hàn Quốc. Thời gian gần đây, JASDF cũng nhiều lần điều chiến đấu cơ xuất kích để răn đe máy bay Nga, Triều Tiên và Trung Quốc khi phát hiện chúng ở khu vực mà Tokyo tuyên bố chủ quyền.
Không quân Ấn Độ (IAF)
Chiến đấu cơ Ấn Độ phô diễn khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Ảnh: IAF |
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Không quân Ấn Độ chỉ có vài mẫu chiến đấu cơ do Liên bang Xô viết sản xuất để đối đầu với không quân của quốc gia láng giềng Pakistan. Sau đó Ấn Độ kết hợp công nghệ của Liên Xô với hệ thống đào tạo và quản lý của Anh để phát triển không quân nhằm chống lại thách thức từ phi đội chiến đấu cơ Pakistan mua từ phương Tây. Ấn Độ đang sở hữu hơn 300 chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 và 4+ cùng số lượng lớn máy bay MiG-21 huyền thoại của Liên Xô. Tổng cộng, IAF có 200 máy bay chuyên tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Để tăng cường các khả năng tác chiến khác của không quân, Ấn Độ đã đầu tư mua thêm nhiều máy bay từ phương Tây. Hiện tại, mẫu phi cơ C-17 Globemaster đang đảm nhận vai trò vận tải chiến lược, tiếp nhiên liệu trên không và cảnh báo sớm cho IAF. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang hợp tác với Nga để phát triển mẫu máy bay tàng hình thế hệ thứ 5. Hiện tại Nga đang thử nghiệm những phi cơ Sukhoi T-50 đầu tiên. Mẫu chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của Ấn Độ sẽ là FGFA.
Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF)
Phản lực chiến đấu Thành Đô J-10 của không quân Trung Quốc. Ảnh: : Sina |
Phản lực chiến đấu Thành Đô J-10 của không quân Trung Quốc. Ảnh: : Sina 30 năm trước, giới quân sự coi Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là lực lượng đông đảo nhưng kém chất lượng vì chiến đấu cơ của PLAAF hoạt động kém hiệu quả trong khi đội ngũ phi công được đào tạo không bài bản. Ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc vật lộn để chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ 3. Tuy nhiên, Trung Quốc đạt được hàng loạt bước tiến trong lĩnh vực sản xuất chiến đấu cơ. Hiện nay, PLAAF đang có hơn 600 chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 và 4+ cùng số lượng lớn máy bay cũ có khả năng thực hiện các mục tiêu tấn công và đánh chặn. Phần lớn chiến đấu cơ của Bắc Kinh hiện nay do các nhà máy trong nước chế tạo. Ngoài ra, Trung Quốc cũng liên tục gia tăng quy mô của các phi đội máy bay vận tải chiến lược, chiến thuật và máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh cũng đẩy mạnh phát triển các phi cơ có khả năng tiếp nhiên liệu trên không với tham vọng tăng cường phạm vi hoạt động của chiến đấu cơ. Phi công Trung Quốc cũng được đào tạo bài bản với những trang thiết bị không thua kém Mỹ.
Nguồn: http://news.zing.vn/3-luc-luong-khong-quan-dang-gom-nhat-chau-A-post506609.html
Nguồn: http://news.zing.vn/3-luc-luong-khong-quan-dang-gom-nhat-chau-A-post506609.html