Căn hộ Lilama shb xây dựng dở dang tại quận Tân Phú, Tp.HCM. |
Thực tế đã chứng minh rằng, doanh nghiệp nếu chỉ dựa vào gói tín dụng ưu đãi lãi suất 30.000 tỷ đồng khi dự án đã đi vào ngõ cụt thì người dân mua nhà vẫn rất khó tiếp cận. Điều này có thể dẫn đến nhà ở xã hội (NoXH) tắc đầu ra và lâu dài doanh nghiệp lại rơi vào vết xe đổ: nợ xấu.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến trung tuần tháng 7/2013, trên địa bàn cả nước đã có 47 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang NoXH, với quy mô khoảng 33.000 căn hộ, tổng mức đầu tư 19.000 tỷ đồng; 16 dự án nhà ở thương mại đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ, với quy mô thiết kế ban đầu khoảng 4.700 căn hộ, nay xin điều chỉnh tăng lên 6.600 căn hộ.
Trong khi đó, NHNN đã có văn bản xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay 2 doanh nghiệp là CTCP Vicoland, chủ đầu tư dự án NoXH tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, số tiền 117,7 tỷ đồng và CTCP Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, chủ đầu tư dự án chuyển đổi sang NoXH tại Tp.HCM, số tiền 540 tỷ đồng. Trong đó các ngân hàng đã giải ngân cho CTCP Vicoland số tiền 34 tỷ đồng. Đối với hộ gia đình, cá nhân tính đến trung tuần tháng 7/2013, các NHTM đã giải ngân được khoảng 11 tỷ đồng cho 56 khách hàng.
Trong khi đó, NHNN đã có văn bản xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay 2 doanh nghiệp là CTCP Vicoland, chủ đầu tư dự án NoXH tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, số tiền 117,7 tỷ đồng và CTCP Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, chủ đầu tư dự án chuyển đổi sang NoXH tại Tp.HCM, số tiền 540 tỷ đồng. Trong đó các ngân hàng đã giải ngân cho CTCP Vicoland số tiền 34 tỷ đồng. Đối với hộ gia đình, cá nhân tính đến trung tuần tháng 7/2013, các NHTM đã giải ngân được khoảng 11 tỷ đồng cho 56 khách hàng.
Theo các văn bản hướng dẫn, tiêu chí để xét duyệt một dự án nhà ở thương mại chuyển sang NoXH hiện nay vẫn không rõ ràng, do vậy dư luận vẫn râm ran về chuyện ai “chạy” giỏi thì được. Tại Tp.HCM, doanh nghiệp có nhiều dự án xin chuyển từ nhà ở thương mại sang NoXH là CTCP 584.
Thực tế tại những dự án xin chuyển đổi này hầu hết đang xây dựng dở dang rồi trùm mền hoặc chưa làm gì. Cụ thể, khu dân cư-căn hộ cao tầng-584 Lilama SHB Plaza tại đường Nguyễn Văn Dung (quận Gò Vấp) có tổng diện tích 29.730m2, quy mô 3 chung cư 15 tầng với tổng số căn hộ 1.218 căn. Dự án được khởi công ngày 17-10-2009 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2012.
Tuy nhiên, dự án đã nhiều lần trễ tiến độ và đến ngày 31/12/2012 dự án hoàn toàn ngừng thi công cho đến nay. Hay dự án cao ốc thương mại và văn phòng Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp) tổng diện tích 1.685m2 quy mô 14 tầng và 2 tầng hầm. Hiện dự án đã san lấp mặt bằng xong nhưng không xây dựng mà quây lại làm chỗ cho thuê giữ xe ô tô.
Chung cư căn hộ cao tầng 584-Điện Biên Phủ nằm ở vị trí đắc địa mặt tiền đường Điện Biên Phủ (Bình Thạnh) sau khi thi công tầng hầm đã ngưng và hiện làm hầm giữ xe cho sinh viên của trường đại học. Khu căn hộ cao tầng Trịnh Đình Trọng-584 Lilama SHB Building (quận Tân Phú) là dự án bị chậm tiến độ.
Loại hình doanh nghiệp được Bộ Xây dựng giới thiệu và ngân hàng đã giải ngân cho vay 540 tỷ đồng khi chuyển một số dự án sang NoXH là CTCP Địa ốc Hoàng Quân. Doanh nghiệp này thời gian qua cũng “đình đám” khi mua lại hàng loạt dự án của doanh nghiệp khác rồi lột xác bằng tên thương mại mới như Cheery 1, 2, 3…
Những tưởng doanh nghiệp này mạnh tiền nhưng thực tế chưa phải vậy. Đơn cử dự án chung cư Võ Đình (quận 12) do Công ty TNHH Võ Đình làm chủ đầu tư, sau một thời gian dài bế tắc đầu ra đã bán cho Hoàng Quân và đổi tên mới Cheery 2. Theo hợp đồng mua bán căn hộ với Võ Đình, Hoàng Quân đồng ý mua 158 căn hộ tại dự án trên với giá bán 11 triệu đồng/m2 và một số diện tích khác thuộc dự án với tổng số tiền 187,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số tiền Hoàng Quân “ứng” cho Võ Đình chỉ có 4,1 tỷ đồng, số tiền còn lại thanh toán rải đều cho đến hết năm 2014. Rõ ràng số tiền còn lại doanh nghiệp này trông chờ tiền của khách hàng khi mua căn hộ và từ gói 30.000 tỷ đồng. Qua 2 doanh nghiệp trên để có thể thấy gói 30.000 tỷ đồng là “bùa” hộ mệnh để doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nhưng dư luận cũng đặt câu hỏi: Tiền có đi vào những dự án “hóa kiếp” này hay dùng để đảo nợ và những việc khác?
Về phía khách hàng được vay, sau 2 tháng triển khai chỉ có 56 khách hàng vay được 11 tỷ đồng, một con số quá khiêm tốn so với 70% của gói 30.000 tỷ đồng. GS. Đặng Hùng Võ, chuyên gia BĐS, đặt vấn đề: “Ai là người thu nhập thấp và với mức thu nhập của gia đình khoảng 10 triệu đồng/tháng làm sao có tích lũy để trả nợ và lãi?”.
Như vậy người cần vay vẫn rất khó vay và con số nói trên phần nào đã nói lên điều này. Trong khi đó hiện nay có nhiều dự án thương mại bán với giá khá mềm, dự án đã hoàn thành cùng hàng loạt chế độ hậu mãi tốt khiến người mua chọn “phân khúc” này. Và vấn đề phát sinh: đầu ra NoXH không thông, liệu các doanh nghiệp tham gia chương trình này có rơi vào vết xe đổ: hàng tồn kho và nợ xấu
Nguồn: http://batdongsan.com.vn